Tags:

thị trường

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 1/2022 đạt trên 313 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn đều tăng trưởng khả quan.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2021 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020.

Hoạt động ngành tôm năm 2021 đã khép lại với nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhưng cái hậu đáp ứng được kỳ vọng của chúng ta. Ngành có tăng trưởng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, dù khiêm tốn chỉ một con số.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới 15/12/2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm cả năm 2021 sẽ đạt khoảng 3,88 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU tiếp tục ghi nhận các mức tăng trưởng tốt.

Năm 2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm, đến quý III/2021 sản xuất, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, đến cuối năm 2021 ngành thủy sản vẫn đạt chỉ tiêu giá trị xuất khẩu, đặc biệt là giữ vững những thị trường xuất khẩu chủ chốt...

Năm 2021 khép lại với hàng loạt khó khăn khó lường với những tác động trực tiếp của đại dịch lên nền kinh tế đất nước trong đó có ngành cá tra.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn thời gian qua nhưng ngành thủy sản vẫn vượt kế hoạch xuất khẩu đề ra, đạt 8,89 tỷ USD trong năm 2021. Bước sang năm 2022, một trong những giải pháp để ngành thủy sản tiếp tục đà xuất khẩu cao hơn đó là cần thích ứng được với tất cả các thị trường.

Theo số liệu thống của Tổng cục Hải quan, tháng 11, xuất khẩu thủy sản tăng tháng thứ 3 liên tiếp, đạt 910,9 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng 10 và 23% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ - nền kinh tế phát triển số 1 thế giới - dự báo là có nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam tăng cao trong năm 2022 . Nguyên do sự kiện nước này tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ và sự ưa chuộng của thị trường lớn, khó tính này với sản phẩm thủy hải sản Việt nói chung và tôm nói riêng.

(vasep.com.vn) Trong 10 tháng đầu năm 2021, Australia là một trong số ít các thị trường có tăng trưởng nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam ở mức cao tới ba con số. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đạt gần 2,7 triệu USD, tăng 103% so với cùng kỳ năm trước. Liên tục từ đầu năm, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng cao liên tục.

Diễn biến dịch bệnh COVID-19 các tỉnh miền Tây theo xu thế không tốt từ giữa tháng 10 đến nay. Qua hai tháng, ca nhiễm hàng ngày đã tăng đáng kể. Cao hơn cả lúc cao điểm dịch giai đoạn giữa tháng 7 đến giữa tháng 9. Các doanh nghiệp (DN) có chút lúng túng ban đầu khi ca nhiễm trong đơn vị phát sinh nhưng riết rồi quen với hoàn cảnh mới, cách xử lý ca nhiễm cũng không còn cảm thấy khó khăn. Nhưng diễn biến liên tục, nhất là ca nhiễm tăng ngày càng nhiều, khiến nhiều toan tính bị đảo lộn.

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

(vasep.com.vn) Sau hai tháng sụt giảm liên tục do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 10 sau khi các địa phương nới lỏng và mở cửa trở lại để phục hồi sản xuất. Giá trị XK cá ngừ trong tháng 10 đạt 73 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn 17% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 66,8 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc đạt 473,8 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi giảm mạnh trong tháng 8 và 9, XK mực, bạch tuộc đã phục hồi trong tháng 10.

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần bằng giá trị XK của cùng kỳ năm ngoái với 425,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,5%. Sau nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất tuy nhiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện tại, số ca nhiễm tại khu vực ĐBSCL lại có xu hướng tăng, càng khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 10/2021, tổng giá trị XK cá tra Việt Nam đạt 1,21 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm cá tra chế biến XK giảm hơn 50%. Riêng tháng 10/2021, giá trị XK cá tra đạt 136,7 triệu USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Từ đầu năm tới nay, XK tôm Việt Nam sang EU chỉ giảm trong 2 tháng 8 và 9 do nhà máy chế biến phải giảm công suất hoạt động để phòng dịch Covid-19, các tháng còn lại đều tăng trưởng dương. Tính tới 15/10/2021, XK tôm Việt Nam sang EU đạt gần 439 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Cho tới nay, hoạt động sản xuất, XK của các DN chế biến cá tra tại ĐBSCL vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tiêu thụ cá tra tại nhiều thị trường hồi phục và tăng trưởng tốt nhưng nhiều nhà máy vẫn đang tập trung loay hoay chống dịch bệnh. Điều này khiến cho giá trị XK tiếp tục giảm, người nuôi đã giảm sản lượng cá tra giống, cá thương phẩm. Cả DN XK và người nuôi đều đang gặp rất nhiều khó khăn.

(vasep.com.vn) Chiến dịch tiêm vaccine thành công ở châu Âu dẫn tới việc mở cửa trở lại các nhà hàng. Kết quả là, nhu cầu nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh. Giá các sản phẩm này, bình thường khá ổn định, hiện tăng ở tất cả các phân khúc, trong đó có cả phân khúc bán lẻ. Quyết định của Pháp trong tháng 8 cho phép chỉ những người có Thẻ Xanh đến các cửa hàng, gồm những người đã được tiêm vaccine, đã khỏi Covid-19 hoặc xét nghiệm âm tính với Covid-19, lại gây ra những vấn đề cho việc kinh doanh tại các nhà hàng và ảnh hưởng tới ngành nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Mới đây, trong cuộc hội thảo trực tuyến "Bức tranh kinh tế Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV/2021 và triển vọng năm 2022", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Thị trường quý IV/2021 mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, nhất là vào thời điểm Noel ở các quốc gia phương Tây và Tết cổ truyền Trung Quốc. Hơn nữa, tại các nước châu Âu hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp chọn nhập khẩu nông sản Việt Nam thay vì chỉ nhập khẩu của Thái Lan, Nam Mỹ hay châu Phi như trước đó.